Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2023 22:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Bại não là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa


Tìm hiểu chung

Bại não là gì? 

Bại não là tên gọi của một nhóm các bệnh lý có ảnh hưởng suốt đời đến vận động, sự phối hợp động tác và trương lực cơ của trẻ. Nguyên nhân là do sự tổn thương não có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi sinh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bại não

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc ở tuổi mẫu giáo. Nói chung, bại não gây ra sự suy giảm chức năng vận động liên quan đến các phản xạ quá mức, liệt mềm hoặc liệt cứng các chi và thân, các tư thế hoặc các cử động không tự ý bất thường, đi đứng không vững hoặc sự kết hợp của các triệu chứng trên. Trẻ bại não có thể gặp khó khăn khi nuốt và rối loạn vận động nhìn do sự mất cân bằng các cơ vận động ở mắt không thể cử động một cách đồng bộ. Trẻ cũng có thể bị giảm phạm vi chuyển động của nhiều khớp khác nhau do sự co cứng của các cơ.

Các dấu hiệu có thể giúp nhận biết ở trẻ bao gồm:

  • Chậm đạt được các mốc phát triển - ví dụ: Không ngồi được sau 8 tháng hoặc không biết đi sau 18 tháng.

  • Trương lực cơ có vẻ quá cứng hoặc quá mềm (giảm trương lực).

  • Yếu tay hoặc chân.

  • Hay giật mình hoặc cử động vụng về.

  • Thường có các cử động ngẫu nhiên, không kiểm soát.

  • Đi kiễng chân, run tay.

Trẻ bị bại não cũng có thể có các triệu chứng khác bao gồm: Hay chảy nước dãi, nuốt khó, ăn kém, táo bón, gặp vấn đề về lời nói và giao tiếp, động kinh, khó ngủ, trào ngược dạ dày - thực quản, cong vẹo cột sống, trật khớp, mất kiểm soát chức năng tiểu tiện, gặp vấn đề về học tập gặp khoảng một nửa số trẻ em bại não, các vấn đề về mắt - bao gồm giảm thị lực, mất thính lực.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bại não

Tình trạng yếu cơ, cứng cơ, mất phối hợp vận động có thể dẫn đến các biến chứng trong giai đoạn niên thiếu hoặc trưởng thành như: Co rút các cơ, ức chế sự phát triển xương, biến dạng khớp, trật khớp, suy dinh dưỡng (do nuốt khó), các rối loạn về tâm thần, bệnh lý về tim phổi, loãng xương, thoái hoá khớp và các biến chứng đa cơ quan khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ cần phải được chẩn đoán kịp thời nếu có bất kỳ chứng rối loạn vận động hoặc sự chậm phát triển nào xảy đến trong giai đoạn đầu đời. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bại não

Bại não có thể do sự phát triển bất thường ở não hoặc một tổn thương xảy ra trên một não bộ đang phát triển. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn bào thai nhưng nó có thể xảy ra trong lúc sanh hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ bao gồm:

  • Đột biến gen dẫn đến rối loạn di truyền hoặc bất thường phát triển não bộ.

  • Nhiễm trùng ở mẹ ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

  • Đột quỵ ở thai nhi, sự gián đoạn cung cấp máu cho não thai nhi đang phát triển.

  • Xuất huyết não khi còn trong bụng mẹ hoặc ở trẻ sơ sinh.

  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây viêm não hoặc các mô xung quanh não.

  • Chấn thương đầu ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như do tai nạn xe cơ giới, ngã hoặc bị lạm dụng thể chất.

  • Thiếu oxy não ở trẻ lúc sanh liên quan đến tình trạng chuyển dạ hoặc sinh khó.

Nguy cơ

Những trẻ nào có nguy cơ bị bại não?

Mặc dù sự ảnh hưởng của những yếu tố sau đây còn hạn chế nhưng một số tình trạng liên quan đến trẻ có thể tăng nguy cơ bại não gồm: Trẻ nhẹ cân (<2,5 kg), trẻ được sanh ra ở mẹ đa thai, trẻ sanh non hoặc gặp các biến chứng lúc sanh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bại não

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bại não, bao gồm:

  • Tình trạng mẹ nhiễm trùng, bệnh lý thai kỳ hoặc tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai như: Nhiễm Cytomegalovirus, Rubella, giang mai, Toxoplasma, virus Zika, tiếp xúc với thuỷ ngân, một số bệnh lý thai kỳ như mẹ bị cường giáp, tiền sản giật, sản giật.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bại não

Nhiều trường hợp không thể đưa ra chẩn đoán xác định trong vòng vài tháng hoặc vài năm vì một số triệu chứng không rõ ràng cho đến khi trẻ được vài tuổi.

Bác sĩ có thể cần phải thăm khám và đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu nghi ngờ, đánh giá sự phát triển tâm thần, vận động, khả năng học tập, ngôn ngữ...

Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như CT - scan, MRI, siêu âm hoặc điện não đồ có thể được thực hiện.

Phương pháp điều trị bại não 

Hiện không có cách nào chữa khỏi bại não, hầu hết các phương pháp điều trị chủ yếu để hỗ trợ những người mắc chứng bệnh này có thể hoạt động một cách tích cực và độc lập nhất có thể. (Ví dụ: Vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi ngôn ngữ và một số thuốc dãn cơ, cải thiện triệu chứng mất ngủ, thuốc điều trị táo bón, thuốc chống động kinh).

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bại não

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa bại não 

Hầu hết các trường hợp bại não không thể ngăn ngừa được. Nếu đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn có thể thực hiện các việc sau để giữ cho mình một sức khỏe tốt và hạn chế các biến chứng trong thai kỳ:

  • Đảm bảo tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai;

  • Khám thai sớm và đầy đủ;

  • Tránh rượu, bia, thuốc lá.

 

Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cerebral-palsy/symptoms-causes/syc-20353999

https://www.nhs.uk/conditions/cerebral-palsy/symptoms/

https://www.webmd.com/children/guide/understanding-cerebral-palsy-basic-information

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024