Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/06/2023 21:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Các loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường theo từng giai đoạn


Vết loét tiểu đường là biến chứng phổ biến ở nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 lâu năm, đồng thời cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều bệnh nhân nếu không được phát hiện và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp sẽ dẫn tới hoạt tử, thậm chí cắt bỏ phần lở loét.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người sớm nhận biết các dấu hiệu, đi kèm với cách chăm sóc theo từng tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt là giới thiệu các loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường phổ biến hiện nay để chủ động hơn khi điều trị cho bản thân và người thân trong gia đình.

Vết loét tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết

Vết loét tiểu đường là vết thương ở bàn chân của người tiểu đường, được xem là biến chứng ở mạch máu hoặc biến chứng thần kinh phổ biến ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2.

Các loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường theo từng giai đoạn 1
Quan sát những bất thường trên cơ thể để phòng ngừa biến chứng của tiểu đường

Để kịp thời phòng ngừa vết thường phát triển thành mức độ nặng, người bệnh cần quan sát các bất thường trên cơ thể mình và thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bao gồm:

  • Xung quanh vết thương hay bị đau hoặc tê cứng.
  • Thường xuyên bị mất cảm giác hoặc tê ở phần chân.
  • Da trở nên sẫm màu, hơi phù hoặc chuyển sang đen, nóng xung quanh khu vực vết thương.
  • Có dấu hiệu sốt, cảm lạnh khi có các triệu chứng loét chân.
  • Xuất hiện dịch từ bàn chân có mùi khó chịu.

Thuốc trị lở loét cho người tiểu đường phù hợp từng giai đoạn

Loét bàn chân là một biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường lâu năm, hiện tượng này có thể gây ra nguy cơ cao nhiễm trùng, lúc này cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ lở loét mà bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc tương ứng.

Các loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường theo từng giai đoạn 2
Thuốc trị lở loét cho người tiểu đường phần lớn là các loại thuốc kháng sinh

Loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường đầu tiên đó là các liều thuốc kháng sinh phổ rộng tương ứng với mức độ lở loét, cụ thể ở dạng nhẹ người bệnh có thể dùng các loại kháng sinh như Clindamycin, Cephalexin,…

Mức độ nặng hơn một chút kèm chảy mủ, các loại thuốc kháng sinh với công dụng đối với tụ cầu vàng thường sẽ được chỉ định như Doxycycline, Dicloxacillin, Linezolid,…

Đối với mức độ loét từ trung bình đến nghiêm trọng, thì thuốc trị lở loét cho người tiểu đường sẽ là các dạng kháng sinh tiêm sẽ phòng ngừa hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng như Meropenem, Ertapenem, Ampicillin, Piperacillin,… Đặc biệt đối với bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn kháng MRSA thì có thể thay thế bằng các kháng sinh như Linezolid, Daptomycin, Vancomycin,…

Để điều trị các biến chứng lở loét ở người tiểu đường, bên cạnh các thuốc kháng sinh liều cao thì bệnh nhân sẽ được bổ sung đồng thời các loại thuốc khác giúp tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu, bổ sung vitamin và đạm,…

Làm sao để chăm sóc vết loét đúng cách cho người tiểu đường?

Theo thống kê từ WHO (Tổ chức Y tế thế giới) cho rằng cứ trung bình 2 phút sẽ có thêm 2 người bệnh tiểu đường phải cắt đi đôi chân do biến chứng lở loét, nguyên nhân phần lớn đó là không chăm sóc vết thương đúng cách làm cho vết loét ngày càng lan rộng hơn đến mức phải cắt bỏ chân. Điều đó cho thấy việc xác định mức độ vết loét để biết cách xử lý là điều vô cùng cần thiết.

Các loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường theo từng giai đoạn 3
Biến chứng tiểu đường lở loét bàn chân khi không chăm sóc đúng cách

Thông thường vết loét ở người tiểu đường sẽ có 4 cấp độ và tương ứng là mức độ phát triển của vết thương bao gồm:

  • Cấp 0: Vết thương chưa ăn sâu gây loét và vẫn còn sạch.
  • Cấp 1: Vết loét nông, chưa ăn sâu vào xương và dây chằng, làm nhiễm trùng.
  • Cấp 2: Vết loét đã ăn sâu vào xương, dây chằng và bị thiếu máu.
  • Cấp 3: Vết loét ăn toàn bộ xương khớp, lúc này vết thương sẽ vừa thiếu máu vừa nhiễm trùng.

Bên cạnh việc nhận biết mức độ vết thương thì người chăm sóc cũng cần lưu ý 3 điều sau đây để đảm bảo vết loét bàn chân được chăm sóc đúng cách và kịp thời.

  • Vết thương dễ bị nhiễm trùng, viêm loét: Lúc này cơ thể người bệnh rất yếu nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương, đặc biệt nếu bệnh nhân có sức đề kháng quá yếu thì có thể khiến vết thương ngày càng nặng hơn.
  • Vết thương có dấu hiệu bị loét: Có thể bạn chưa biết ở các bệnh viện lớn thuộc trung ương đều có một khoa riêng dành để chăm sóc bàn chân bị loét ở người tiểu đường. Giai đoạn này thì việc chăm sóc vết thương cũng tốn nhiều công sức, phát hiện càng sớm thì mức độ loét nhẹ, chi phí điều trị sẽ càng thấp.
  • Vết thương loét nặng, phát hiện trễ: Chỉ số đường huyết của bệnh nhân lúc này sẽ cao và làm cho hệ thần kinh bị tổn thương, mất đi khả năng cảm nhận nóng, lạnh, đau. Vì thế mà những ai đang có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu bệnh nhân tiểu đường cần phải thường xuyên kiểm tra có bất thường trên cơ thể hay không và tìm hiểu chỉ số đường huyết an toàn cho người tiểu đường để có cách xử lý kịp thời tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng qua thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu được hơn về các biến chứng nguy hiểm và một số loại thuốc trị lở loét cho người tiểu đường để chủ động hơn trong việc chăm sóc, điều trị các vết thương, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024