Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM VÀ TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Viêm phổi ở trẻ là gì?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng ở phổi, xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc vi trùng xâm nhập vào trong phổi, làm các túi khí trong phế nang chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc, nhập viện và tử vong cao nhất.

Có đến 99% trường hợp tử vong vì viêm phổi xảy ra tại các quốc gia đang phát triển. Do đó, việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em là rất quan trọng để có thể kịp thời can thiệp điều trị, bảo vệ sức khỏe và tính mạng trẻ.

Viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không?

. Viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không? là câu hỏi nhận được sự quan tâm của hàng triệu phụ huynh trước bối cảnh nguy cơ dịch chồng dịch. Trước khi Covid-19 xuất hiện, viêm phổi được đánh giá là “sát thủ vô hình” trong thời đại ô nhiễm môi trường. Ngay khi có Covid-19, viêm phổi thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở bệnh nhân Covid-19, khiến việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn, điều trị khó khăn và tốn kém.

Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với sự đột biến liên tục của các biến chủng mới. Trong khi đó, viêm phổi có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên thường bị xem nhẹ, hoặc dễ nhầm lẫn với Covid-19 khiến bỏ sót điều trị, từ đó người bệnh dễ diễn tiến nặng, phổi bị tàn phá nặng nề dẫn đến tử vong…

BS. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo: “Ở những nước đang phát triển, khí hậu nóng ẩm, sự gia tăng ô nhiễm không khí, khói thuốc lá như Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng viêm phổi ở trẻ em ở mức “báo động đỏ”. Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng tự chữa lành tổn thương kém nếu bị viêm phổi vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi do vi khuẩn. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, trẻ rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp; sốc do nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa; Tràn dịch và tràn mủ màng phổi; Viêm phổi hoại tử; Xơ hóa phổi; Tràn khí màng phổi;…”

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi nặng ở trẻ em

Thông thường, các triệu chứng viêm phổi bắt đầu xuất hiện sau 2-6 ngày đường hô hấp bị nhiễm trùng. Khi bị tổn thương, phổi của trẻ sẽ mất tính đàn hồi và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở và hậu quả là trẻ sẽ bị thiếu oxy. Vì vậy, trẻ buộc phải thở nhanh hơn để bù đắp lại sự thiếu hụt này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng đồng hồ có kim giây.

Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà bằng cách tính nhịp thở của trẻ:

  • Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm phổi thường đa dạng và diễn tiến từ nhẹ đến nặng tùy vào tác nhân gây nhiễm trùng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Phụ huynh có thể nhận biết các triệu chứng viêm phổi thường gặp như khi bị đau họng hoặc cảm lạnh:

  • Sốt vừa đến cao;
  • Ho, ban đầu có thể ho ít, dần tăng lên, có đờm;
  • Thở khò khè, thở rít, rút lõm lồng ngực;
  • Sổ mũi, chảy nước mũi;
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh;
  • Cánh mũi phập phồng, ngưng thở;
  • Môi và đầu ngón tay có màu tím xanh nhẹ;
  • Mệt mỏi, quấy khóc;
  • Bỏ ăn, bỏ bú.

Trẻ bị viêm phổi diễn tiến khá nhanh, dễ biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo bệnh, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

triệu chứng trẻ bị viêm phổi
Sốt cao, ho nhiều là triệu chứng đi kèm đối với các bệnh nhiễm trùng

Biến chứng viêm phổi ở trẻ em

Với người có sức khỏe tốt, viêm phổi có thể được điều trị khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, đặc biệt trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh nền như: hen suyễn, tim mạch,… thì viêm phổi thật sự là một căn bệnh rất đáng sợ khi dễ tái phát và để lại nhiều biến chứng viêm phổi ở trẻ em nặng nề:

Các biến chứng toàn thân

1. Nhiễm trùng huyết

Một trong những tác hại viêm phổi ở trẻ em là nhiễm trùng máu. Vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu (bacteremia) và gây sốc nhiễm trùng (septic shock), thậm chí nhiễm khuẩn toàn thân khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Khi huyết áp quá thấp, tim sẽ không thể bơm đủ máu đến các cơ quan khác và có thể ngừng hoạt động. Biến chứng này điều trị rất khó gây mất thời gian, tốn kém chi phí, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong.

2. Suy tim

Nghiên cứu cho thấy 20% người bệnh viêm phổi điều trị tại bệnh viện gặp vấn đề về tim. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tim, dẫn đến sự căng thẳng khi mắc bệnh hoặc tim không bơm đủ oxy đến các cơ quan. Bác sĩ có thể chẩn đoán suy tim bằng cách lắng nghe tim, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra kết quả chụp X-quang (1), điện tâm đồ, siêu âm tim, CT scan (2) hoặc MRI (3).

3. Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính (ARDS)

Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) sẽ xuất hiện ở các bệnh nhân bị viêm phổi ở cả 2 thùy, lượng oxy trong máu giảm. Hội chứng ARDS nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Đây được xem là hậu quả viêm phổi ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm.

4. Hội chứng tan máu

Một biến chứng viêm phổi ở trẻ em khác là Hội chứng tan máu (HUS), xảy ra khi trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn và HUS là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận cấp ở trẻ em. Người bị HUS “không điển hình” có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với những trường hợp do các sinh vật (như Escherichia coli gây độc tố đường ruột). Biến chứng HUS luôn được nghi ngờ sớm trong các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (CAP) kèm theo thiếu máu, giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng thận (vô niệu) vì 75% các trường hợp này có khả năng phải lọc máu và can thiệp sớm để đảm bảo sức khỏe.

5. Đông máu rải rác nội mạch

Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) là một rối loạn đông máu xảy ra thứ phát sau khi trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn S. pneumoniae hoặc M. pneumoniae. Trình trạng DIC có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Chảy máu kéo dài; Tan máu do nghẽn mạch làm bít tắc lòng mạch; Suy đa phủ tạng,…

6. Tình trạng kháng thuốc

Khi bị viêm phổi nặng có thể xuất hiện các biến chứng, việc sử dụng kháng sinh mạnh để điều trị lâu dần sẽ có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị. Hơn nữa việc điều trị sẽ rất tốn kém, cần phải phối hợp nhiều loại thuốc và về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Biến chứng phổi

1. Tràn dịch màng phổi

Đây là một biến chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em nghiêm trọng. Có hai lớp mô gần phổi được gọi là màng phổi. Nếu tình trạng viêm phổi không được điều trị, màng phổi bị sưng lên tạo ra cơn đau nhói mỗi khi hít vào, và lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý. Khi lượng dịch trong phổi bị nhiễm trùng sẽ gây tràn dịch màng phổi.

Trẻ bị biến chứng tràn dịch màng phổi sẽ bị sốt cao, suy nhược, ho, khó thở, đau ngực dữ dội và lượng bạch cầu tăng cao. Thậm chí trẻ có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc, rất khó điều trị.

2. Tràn dịch màng tim

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,…

3. Áp xe phổi

Viêm phổi nếu diễn tiến nặng có thể gây tích tụ túi mủ trong phổi, còn gọi là áp xe phổi. Đây là một biến chứng hiếm gặp, chủ yếu gặp ở những người lạm dụng rượu nghiêm trọng hoặc có tiền sử bệnh nặng từ trước nhiễm khuẩn huyết, bệnh về nướu răng hay có hệ thống miễn dịch suy yếu.

4. Viêm phổi hoại tử

Viêm phổi hoại tử là thể nặng của nhiễm trùng phổi không được điều trị sớm. Biến chứng phát triển với sự hình thành của các hạt nhỏ, áp xe nhỏ dưới 2cm trong nhu mô phổi. Bệnh có diễn biến phức tạp và điều trị kéo dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí mất tính mạng.

5. Xẹp phổi

Xẹp phổi là biến chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh rất nguy hiểm cần chú ý đặc biệt. Vì đường thở của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhỏ nên dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế quản.

6. Suy hô hấp

Khi bị viêm phổi, lá phổi của trẻ sẽ không thể vận chuyển đủ oxy vào máu hoặc loại bỏ carbon dioxide trong máu. Đây là một tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng vì các cơ quan trong cơ thể cần oxy để hoạt động. Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị suy hô hấp nếu đang điều trị trong bệnh viện, sinh non, có hệ thống miễn dịch suy yếu,….

biến chứng bệnh viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh

Phòng ngừa biến chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng cần được dự phòng sớm ở trẻ nhỏ. Các tổ chức y tế trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo về các biện pháp kiểm soát viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi, cụ thể như:

1. Bảo vệ

Đây là “chìa khóa” đầu tiên cần thực hiện để loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ. Cần xây dựng môi trường sống trong lành để hạn chế các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cho trẻ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu. Các biện pháp có thể kể đến như:

  • Che miệng và mũi bằng khăn tay hoặc khăn giấy khi ho, hắt hơi,…
  • Thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, vệ sinh mũi và miệng.
  • Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, trước khi chạm vào tay, mặt và miệng, hay sau khi ra ngoài.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất cho trẻ.
chích ngừa viêm phổi cho trẻ
Tiêm vắc xin viêm phổi giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng, tử vong nếu đồng nhiễm với Covid-19

2. Dự phòng

Đây là nền tảng để giảm tỷ lệ mắc cũng như phòng tránh các biến chứng do viêm phổi. Ba Mẹ cần cho trẻ tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh viêm phổi, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và bảo vệ lá phổi như:

  • Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim/Infanrix Hexa phòng 6 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi & viêm màng não do vi khuẩn Hib hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim/ Infanrix IPV+Hib phòng 5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm phổi & viêm màng não do vi khuẩn Hib.
  • Vắc xin Prevenar 13 – Phế cầu 13 (Bỉ)/ Vắc xin Synflorix (Bỉ): phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu),… do phế cầu khuẩn.
  • Vắc xin cúm mùa: Vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới Vaxigrip (Pháp); Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam), GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc). Đây là những loại vắc xin cúm đã được chứng minh mang lại hiệu quả phòng bệnh cộng hưởng, giúp giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và ít chăm sóc khẩn cấp (ICU) do Covid-19.
  • Vắc xin Boostrix (Bỉ)/ Adacel (Canada) phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván giúp bảo vệ hô hấp hiệu quả.
  • Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng biến chứng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135. Vắc xin VA-Mengoc-BC phòng biến chứng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp B,C.

3. Điều trị

Điều trị là phương pháp cuối cùng để khôi phục các tổn thương nhu mô phổi trở về trạng thái bình thường, giảm thiểu tối đa các biến chứng dẫn đến tử vong do viêm phổi ở trẻ. Tùy từng giai đoạn bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ điều trị tích cực bằng các phương pháp khác nhau.

“Virus SARS-CoV-2 liên tục “biến hình” các đột biến mới, nhiều người tái nhiễm dù đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19. Việc bảo vệ lá phổi và hệ hô hấp trong thời điểm này đang là vấn đề được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Ngoài Covid-19, viêm phổi là bệnh lý rất nguy hiểm, dễ nhầm lẫn triệu chứng với Covid-19 khiến nhiều người dễ bỏ sót bệnh. Các vắc xin phòng bệnh hô hấp, đặc biệt là vắc xin phòng viêm phổi và biến chứng viêm phổi là vũ khí giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng hô hấp.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024