Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/02/2024 23:02 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 64/240 (27%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2824
Được cảm ơn: 16
Lý do không nên uống sữa khi bị tiêu chảy


Lượng enzyme lactase trong cơ thể giảm khi tiêu chảy, dẫn đến khó tiêu hóa đường lactose có trong sữa, gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đi ngoài tăng nặng.

Cơ thể mất nước, điện giải, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khi mắc tiêu chảy. Thạc sĩ, bác sĩ Hà Thùy Trang, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết sữa bổ sung nước, năng lượng, các chất điện giải, hàm lượng protein và carbohydrate cho cơ thể, song lại chứa nhiều đường lactose.

Nhiều loại lợi khuẩn như lactobacillus, lactose trong sữa hỗ trợ hoạt động và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật tự nhiên trong đường ruột, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Nhưng bệnh tiêu chảy có thể làm thiếu hụt tạm thời men lactase, khiến đường lactose không thể chuyển hóa bình thường, gây nên tình trạng không dung nạp sữa thứ cấp trong thời gian ngắn. Lactose dư thừa tiêu hóa theo con đường khác tạo ra axit lactic dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài tăng nặng.

Các bệnh nhân dị ứng với một số thành phần trong sữa hoặc mắc hội chứng không dung nạp đường (glucose, galactose, lactose, fructose) dễ bị tiêu chảy kéo dài nếu tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, phô mai.

Sữa chứa nhiều đường lactose. Ảnh: Freepik

Sữa chứa nhiều đường lactose. Ảnh: Freepik

Người bệnh tiêu chảy thường đại tiện phân lỏng liên tục tần suất từ ba lần trở lên trong vòng 24 giờ. Triệu chứng kèm theo gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi...

Một số nguyên nhân gây bệnh như ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, hội chứng ruột kích thích, rối loạn hệ vinh sinh đường ruột, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, hết hạn. Một số món ăn tươi sống như đồ tái, gỏi, rau sống không được xử lý đúng cách có thể chứa ký sinh trùng hoặc các vi khuẩn xấu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lây lan.

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân, bác sĩ điều trị phù hợp. Bác sĩ Trang khuyến cáo người bệnh bổ sung nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất. Trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn, nên dùng thêm dung dịch bù nước, điện giải như oresol. Các loại trà thảo mộc, không chứa caffein như trà hoa cúc, trà vỏ cam góp phần làm dịu dạ dày, cải thiện các triệu chứng. Nên ưu tiên các món ăn giàu tinh bột, chế biến dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo, súp; nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc nhằm thư giãn, đẩy nhanh phục hồi. Đặt khăn hay túi chườm ấm lên bụng cũng giảm các cơn co thắt bụng, tạo cảm giác dễ chịu.

Hạn chế cà phê, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, vì khó tiêu hóa, kích ứng đường ruột, làm tiêu chảy nặng hơn. Người bị tiêu chảy có thể dùng sữa chua chứa men vi sinh tốt cho tiêu hóa, nên chọn loại nguyên chất.

Khi có triệu chứng tiêu chảy nặng như đại tiện phân lỏng nhiều lần, đau bụng dữ dội, sốt, nước tiểu sẫm màu, tim đập nhanh, nôn mửa liên tục, suy kiệt, người bệnh nên đi khám để được xử lý kịp thời.

Ly Nguyễn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024