Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/01/2024 23:01 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 64/240 (27%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2824
Được cảm ơn: 16
Những thói quen xấu gây tổn thương thận


Uống nhiều thuốc giảm đau không kê đơn, hút thuốc, uống rượu, ăn mặn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ tổn thương, suy thận.

Chức năng chính của thận là làm sạch máu khỏi chất độc và chuyển chất thải thành nước tiểu. Khi thận không hoạt động bình thường, độc tố có hại và chất lỏng thừa có thể tích tụ trong cơ thể, dẫn đến suy thận. Các dấu hiệu cảnh báo như huyết áp cao, mệt mỏi nhiều, nhức đầu dai dẳng, sưng mặt, mắt cá chân, đau lưng dưới. Dưới đây là những thói quen hại thận.

Ăn nhiều protein

Protein cần thiết cho tăng trưởng, sửa chữa các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn nhiều protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể hại thận và gây nhiễm toan - tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Do đó, mỗi người nên ăn uống cân bằng, nên có nhiều rau quả mỗi ngày.

Lạm dụng caffeine

Caffeine có trong cà phê, trà, soda. Người uống nhiều thức uống này mỗi ngày có thể hại thận vì caffeine là chất kích thích làm tăng lưu lượng máu, huyết áp. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng lợi tiểu, gây mất nước.

Uống rượu, bia

Thường xuyên uống nhiều rượu (hơn 4 ly mỗi ngày) làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Người nghiện rượu nặng và hút thuốc lá còn có nguy cơ cao gặp các vấn đề về thận. Trong đó, rủi ro mắc bệnh thận mạn tính cao gấp 5 lần so với người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.

Uống nhiều rượu thường xuyên cuối cùng có thể gây ra bệnh thận mạn tính (CKD), có nguy cơ dẫn đến suy thận. Ảnh: Freepik

Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến chức năng thận, có nguy cơ suy thận. Ảnh: Freepik

Ít uống nước

Uống đủ nước giúp thận loại bỏ natri và độc tố khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách tốt nhất để tránh hình thành sỏi thận. Người có vấn đề về thận hoặc suy thận cần hạn chế uống nước theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng với hầu hết mọi người nên uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Thiếu ngủ

Khi ngủ, thận tái tạo các mô bị tổn thương và chu kỳ ngủ - thức kém có thể ảnh hưởng đến cơ quan này, gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, từ đó, giảm lưu lượng máu đến thận. Mỗi người nên ngủ đủ giấc và vệ sinh giấc ngủ tốt, bao gồm hạn chế thời gian sử dụng thiết bị trước khi lên giường.

Ăn mặn

Ăn mặn quá mức hại thận vì chúng không chỉ tạo ra nhiều natri mà còn gây tăng huyết áp. Thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa nhiều natri và phốt pho. Mỗi người nên chọn thực phẩm tươi, ít natri như súp lơ, quả việt quất, hải sản và các loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

Thích ăn ngọt

Món ăn nhiều đường góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường, hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Để bảo vệ thận, mỗi người nên tập cắt giảm lượng đường ăn vào. Tránh tiêu thụ thường xuyên bánh quy, gia vị, ngũ cốc và bánh mì trắng vì chúng đều chứa đường.

Tập luyện quá sức

Hoạt động thể chất thường xuyên cải thiện huyết áp và trao đổi chất, tốt cho thận. Tuy nhiên, tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể gây ra tiêu cơ vân. Tình trạng này đưa các chất vào máu quá nhanh khiến thận không thể xử lý được, gây suy yếu thận.

Tốt nhất người tập luyện nên tham khảo ý kiến bác sĩ, huấn luyện viên thể hình trước khi tăng dần cường độ. Không đột ngột tăng cường hoạt động thể chất và tránh tập luyện ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao.

Tự dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid) và thuốc giảm đau có thể giảm đau nhức nhưng chúng có thể hại cho thận, nhất là với người đã mắc bệnh thận. Người bị đau dai dẳng và cần nhiều hơn lượng thuốc không kê đơn được khuyến nghị nên đến bác sĩ khám để có biện pháp kiểm soát cơn đau nhức.

Huyền My (Theo Boldsky, Kidney.org)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024