Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/12/2023 00:12 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 64/240 (27%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2824
Được cảm ơn: 16
Làm gì tránh tăng đường huyết khi trời lạnh?


Bảo quản thuốc, uống đủ nước, phòng bệnh cúm, hạn chế các món chứa nhiều carbohydrate góp phần kiểm soát đường huyết vào mùa lạnh.

Thời tiết nóng hoặc lạnh quá mức có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, khả năng sản xuất và sử dụng insulin gây ra biến động đường huyết. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm các thiết bị xét nghiệm, thuốc bị ảnh hưởng.

Một số biện pháp phòng ngừa dưới đây hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh, tránh đường huyết tăng cao trong mùa đông.

Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm: Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho virus phát khiển, dễ gây cúm, cảm lạnh hơn. Người bệnh tiểu đường mắc cúm khả năng nhập viện cao hơn người bình thường bị cúm. Phòng cúm, cảnh lạnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế món ăn chứa nhiều carbohydrate xấu: Điều này giúp tránh lượng đường trong máu tăng đột biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ khuyến nghị người bệnh nên lập kế hoạch bữa ăn, kiểm soát cân nặng, hạn chế uống rượu để không hạ đường huyết và xảy ra tương tác với thuốc trị tiểu đường.

Món ăn chứa nhiều carbs dễ làm tăng đường huyết. Ảnh: Freepik

Món ăn chứa nhiều carb dễ làm tăng đường huyết. Ảnh: Freepik

Chăm sóc đôi chân: Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở ngón chân và bàn chân. Vào mùa đông, người bệnh nên chọn giày, dép mềm, thoáng khí, mang tất giữ ấm chân, thoa kem dưỡng ẩm để tránh da bàn chân khô, nứt nẻ gây nhiễm trùng.

Làm ấm tay trước khi kiểm tra lượng đường trong máu: Người bệnh nên làm ấm tay trước khi đo đường huyết để có kết quả chính xác. Tốt nhất nên rửa tay sạch bằng nước ấm trước khi kiểm tra.

Tập thể dục: Trời lạnh khiến một số người ngại tập thể dục nhưng đầy là một phần quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Mayo Clinic, người tiểu đường nên mặc nhiều lớp quần áo co giãn khi tập thể dục ngoài trời trong thời tiết lạnh hoặc vận động trong nhà.

Uống đủ nước: Nhiệt độ thấp có thể khiến cơ thể ít khát hơn. Khi mất nước, lượng đường trong máu cao hơn vì lượng máu chảy qua thận ít, thận không thể loại bỏ lượng đường thừa trong máu để bài tiết qua nước tiểu.

Giữ đồ dùng không tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh: Nhiệt độ quá thấp có thể khiến máy đo đường huyết ngừng hoạt động, tác động đến que thử bệnh tiểu đường, thuốc điều trị. Người bệnh nên bảo quản các thiết bị này trong hộp kín, để trong nhà, không để chúng tiếp xúc trực tiếp với môi trường quá lạnh.

Anh Chi (Theo EveryDay Health)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024