Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/06/2019 23:06 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Bỗng dưng “chẳng có tâm trạng làm gì cả” thì giải quyết ra sao?


Tôi thức dậy vào buổi sáng trong một tâm trạng ẩm ương. Cứ thế, tôi bước ra sân với một tách cà phê và nhìn chằm chằm vào khoảng không trước mặt. Tôi không có hứng làm gì cả. Tôi chẳng hứng thú nói chuyện với bất cứ ai, cũng không đặc biệt quan tâm đến bất cứ điều gì.

Tại sao tâm trạng chúng ta lại hay thay đổi?

Thế là tôi quyết định lên mạng và tìm đọc về các kiểu tâm trạng khác nhau. Thì ra những thay đổi nhỏ trong tâm trạng là một phần tự nhiên và tất yếu trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều biết những kiểu tâm trạng tương đối đơn giản như hạnh phúc hay đau khổ. Ta cũng dễ nhận biết được thế nào là một người đang trong tâm trạng buồn rầu hay vui vẻ. Việc nhận biết được tâm trạng của người khác giúp ta hiểu rõ về con người trong thực tế cuộc sống ra sao.

Tâm trạng chúng ta đôi khi cũng giống như thời tiết, thay đổi thất thường

Lại có những kiểu tâm trạng phức tạp hơn, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực kéo theo những cơn trầm cảm và cả chứng mất trí đi cùng. Và những đợt rối loạn lưỡng cực không phải lúc nào cũng có dấu hiệu báo hiệu trước lúc xảy ra.

Tâm trạng chán chường lơ lửng hiện tại có vẻ như liên quan nhiều đến chuyện tôi mất ngủ. Việc biết rằng có sự liên quan giữa cảm xúc và chất lượng giấc ngủ là một phát hiện vô cùng quan trọng. Cụ thể, khi mất ngủ, tôi mất rất nhiều thời gian để tập trung làm một việc gì đó và tâm trạng lúc đấy thì không khá khẩm gì.

Có nhiều yếu tố khiến tâm trạng chúng ta trở nên tiêu cực

Tại sao chúng ta hay có “tâm trạng u ám”?

“Tâm trạng u ám” tức là những kiểu tâm trạng đẩy chúng ta vào những khoảng không tăm tối nhất trong đời mình. Mới đây tôi vừa trải qua một trận ốm nặng do nhiễm trùng huyết, nghiêm trọng đến nỗi phải đến phòng cấp cứu.

Thế là tâm trạng của tôi trở nên u ám hơn khi tôi nằm đấy và bắt đầu suy nghĩ về những chuyện có thể xảy ra lúc đó. Ví dụ như, tôi luôn nghĩ đến việc nếu lỡ như lúc ấy bạn tôi không có mặt kịp thời và đưa mình đến bệnh viện thì sao. Rồi tâm trạng của tôi càng não nề hơn khi nghĩ đến nhiều trường hợp “nếu như” nó xảy ra nữa.  

Việc đào xới lại vào những việc không thể thay đổi được trong quá khứ vốn chẳng có lợi ích gì. Tuy nhiên, chúng ta lại thường hay bị giam chặt trong những buồng giam quá khứ, những thứ gợi lên tâm trạng u ám trong mỗi chúng ta. Nhưng thực ra, đôi khi ta không thể nói buông bỏ là buông bỏ được.

Chúng ta hay đào xới quá khứ, nghĩ về những khả năng không xảy ra trong quá khứ mà làm ảnh hưởng đến tâm trạng hiện tại

Nhà tâm lý học Thomas A. Richards đã đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc buông bỏ mọi chuyện mà tôi nghĩ là bạn có thể tham khảo dưới đây:

1. Càng đào sâu sẽ càng làm ta tê liệt, chựng lại và không thể tiến lên được nữa.

2. Nếu chỉ chú ý đến bóng tối xung quanh, bạn sẽ không bao giờ nhìn ra ánh sáng.

3. Một người có cuộc sống mãn nguyện là người hoàn toàn đắm mình trong hiện tại và không lo nghĩ về quá khứ hay tương lai nữa.

4. Ta thường lo lắng về những hành động có thể dẫn đến sai lầm, thay vì tập trung và chú ý đến những mặt hợp lý và tích cực của việc đó.

5. Thế nên điều ta cần là rèn bản thân quen với việc tập trung vào những tu duy tích cực, có thể dẫn ta đi đúng hướng

6. Những ý nghĩ sẽ gắn liền với sự tập trung. Nếu bạn tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực, chúng sẽ phát triển và ngày càng lớn mạnh. Ngược lại, nếu biết tập trung vào những tiến bộ mỗi ngày của bản thân, tư duy tích cực này sẽ phát triển mạnh hơn bao giờ hết và “tự động” kiểm soát luôn những dòng tiêu cực nhen nhóm trong đầu.

Phải làm gì để đối phó với vấn đề tâm trạng hay thay đổi?

Khi tâm trạng thay đổi, có một vài điều tôi nghĩ chúng ta nên làm thử:

Làm việc với thái độ lạc quan: Thử đặt cảm giác của bạn về sự lạc quan trên thang điểm từ 1 đến 10, với điểm 1 là người cực kỳ bi quan và 10 là người vô cùng lạc quan, và sau đó tự hỏi mình cần làm gì để thay đổi số điểm của mình theo hướng đi lên. Nào, thử xem bạn cần thay đổi hành vi của mình như thế nào?

Những suy nghĩ tích cực sẽ “cứu vãn” một ngày u ám của bạn

Cố gắng nắm bắt xem điều gì làm thay đổi tâm trạng của bạn. Hãy để ý xem tâm trạng của bạn thay đổi khi nào từ ngày này qua ngày khác. Cố gắng theo dõi hết những chuyện đã xảy ra, ví dụ như, thức ăn hay thức uống có vai trò gì đối với những thay đổi này không? Tôi thì biết rằng vấn đề của bản thân là giấc ngủ, giấc ngủ quả thực có liên quan mật thiết đến tâm trạng của tôi.

Xác định mình đang ở trong tâm trạng gì. Việc xác định xem tâm trạng hiện giờ của mình là điều cực kỳ quan trọng. Nếu cảm thấy tâm trạng của bạn thay đổi nhanh chóng, hãy cố gắng hiểu xem yếu tố nào gây ra điều này. Trong trường hợp những thay đổi tâm trạng này có vẻ giống một người bị rối loạn lưỡng cực, có thể bạn cần tìm một sự trợ giúp từ những người có chuyên môn.

Có người an ủi, vỗ về sẽ giúp xoa dịu tâm trạng chúng ta

Gây dựng, vun đắp một mối quan hệ. Việc tâm trạng thay đổi thất thường sẽ dễ dàng được giải quyết hơn nếu bạn có được một mối quan hệ tương đối bền chặt với một người nào đó.

Tìm ai đó để nói chuyện về sự thay đổi tâm trạng thất thường của bản thân. Người ấy có thể là người có chuyên môn về tâm lý hoặc không. Điều quan trọng là bạn có được cơ hội chia sẻ cảm giác của mình như thế nào và bạn muốn làm gì để giải quyết sự thay đổi tâm trạng thất thường ấy.

Bạn cũng hãy hiểu rằng, việc tâm trạng hay thay đổi là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng quả là có những lúc tâm trạng ảnh hưởng quá nhiều đến hạnh phúc và các mối quan hệ quanh ta. Không thể phủ nhận có những lúc tâm trạng có thể vây lấy xiết chặt chúng ta chặt đến mức ta gần như trở nên bất động. Loại tâm trạng tiêu cực này có thể biến thành một gánh nặng mà chỉ có sự giúp đỡ chuyên môn của bác sĩ mới giúp thoát khỏi chuyện này.

Sống tích cực là chìa khóa để cải thiện tâm trạng không tốt!

Nhưng trên hết, trong cuộc sống thường nhật, chúng ta hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, ăn uống lành mạnh và tích cực, dành thời gian làm những điều mình thích, đặt ra các mục tiêu nhỏ cho bản thân, và hy vọng những điều tốt nhất, chấp nhận cả những việc tồi tệ có thể xảy ra, tránh việc suy diễn quá nhiều về những kết quả tiêu cực, và học cách cười với chính mình.

Theo Lawrence J. Epstein, MD, Giảng viên Y khoa, Trường Y Harvard và Thomas A. Richards, Ph.D. Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề Xã hội (Social Anxiety Institute)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024